phong kham da khoa phuong do

Lòi dom là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách khám chữa

    Lòi dom (trĩ) là tình trạng búi trĩ sa ra khỏi hậu môn (lòi trĩ). Đây là hệ quả của việc các đám rối tĩnh mạch ở bên trong hậu môn phải chịu áp lực quá nhiều.

    Trên thực tế, nhiều người bệnh thường che giấu hoặc tự tìm cách chữa trị tại nhà mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc làm này tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể gây ra những hậu quả khó lường. 

Bệnh lòi dom là gì?

    Thống kê, khoảng 3/4 dân số thể giới mắc bệnh trĩ lòi dom. Bệnh trĩ có khả năng xảy ra với bất kì ai. Độ tuổi phố biến nhất là từ 45 – 65 tuổi.

    Về bản chất, lòi dom (trĩ) là hệ quả do các tĩnh mạch tại đoạn cuối trực tràng và quanh hậu môn căng giãn quá mức. Khi có sự gia tăng áp lực, người bệnh thường bị ngứa ngáy, khó chịu, đau rát, chảy máu khi đi đại tiện.

Phân loại, dấu hiệu đặc trưng

    Lòi dom (trĩ) được chia làm ba loại chính, đó là: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Mỗi loại trĩ sẽ có triệu chứng đặc trưng riêng.

    1. Trĩ nội

    - Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ hình thành trong trực tràng. Bệnh nhân thường khó cảm nhận và không thể nhìn thấy chúng. Chỉ khi đi đại tiện, các búi trĩ có thể chịu áp lực, kích thích dẫn đến chảy máu.

    - Đôi khi, áp lực có thể đẩy búi trĩ lòi ra ngoài. Đây gọi là sa búi trĩ, khiến bệnh nhân đau đớn và khó chịu.

    Tiến triển của trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:

    Trĩ độ 1. Là mức độ nhẹ nhất, các búi trĩ mới hình thành và chưa gây đau đớn cho người bệnh.

    Trĩ độ 2. Các búi trĩ phát triển bằng hạt đậu, dễ sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đại tiện nhưng có thể co lên được.

    Trĩ độ 3. Các búi trĩ dễ sa ra ngoài hậu môn khi người bệnh khi đại tiện, hắt hơi hoặc đứng quá lâu và phải dùng tay đẩy vào.

    Trĩ độ 4. Đây là cấp độ cuối của bệnh. Lúc này, búi trĩ đã phát triển lớn và nằm ngoài rìa hậu môn. Gây nhiều đau đớn, khó chịu, cộm vướng, làm phân sót lại sau mỗi lần đại tiện.

    2. Trĩ ngoại

    - Trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ nằm ở vùng da quanh hậu môn. Do đó, khi bị kích thích trĩ ngoại dễ bị chảy máu và gây ngứa ngáy. Máu có thể ú đọng lại trong búi trĩ, tạo thành những cục máu đông, khiến búi trĩ sưng viêm. Lúc này, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn dữ dội.

    3. Trĩ hỗn hợp

    - Là trường hợp đối tượng bị mắc cả trĩ nội và trĩ ngoại. Chậm trễ trong khám chữa bệnh trĩ, khiến trĩ nội phát triển và sa ra ngoài hậu môn. Đồng thời, kết hợp với trĩ ngoại. Lúc này, tình trạng bệnh đã phức tạp hơn và dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Theo Bác sĩ chuyên khoa, lòi dom không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh cần được thăm khám sớm và chữa trị tích cực. Phòng tránh nguy cơ biến chứng, tác động xấu đến cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân gây bệnh lòi dom

    Nhiều người bệnh lo lắng không biết bệnh trĩ có lây không? Thực tế, bệnh trĩ không hề lây truyền. Nguyên nhân gây bệnh trĩ thường liên quan chủ yếu đến đời sống của người bệnh.

    Bao gồm: Đứng/ngồi quá lâu. Táo bón/ tiêu chảy thường xuyên. Giao hợp đường hậu môn.

    Yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ

    - Ngoài những nguyên nhân trên, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ khác cũng cần được xem xét.

    Cụ thể như: Tuổi tác, cân nặng, di truyền, mang thai và sinh nở, làm việc nặng và gắng sức quá độ.

Bệnh lòi dom nguy hiểm như thế nào?

    - Trĩ có thể chuyển biến thành mãn tính, bệnh nhân bị đau nhức khó chịu. Trĩ nội dẫn đến sa nghẹt, tắc mạch, hoại tử. Trĩ ngoại gây chảy máu, tắc mạch.

    - Trong trường hợp, bệnh nhân không được điều trị dứt điểm. Tình trạng bệnh sẽ trở nên phức tạp hơn, để lại nhiều di chứng nguy hại đến sức khỏe.

    - Vì thế, khi nhận thấy dấu hiệu trĩ, người bệnh nên chủ động thăm khám sớm. Để được các bác sĩ chuyên khoa tầm soát, chẩn đoán và áp dụng phác đồ điều trị phù hợp kịp thời.

Quy trình chẩn đoán và chữa trị bệnh lòi dom hiệu quả

    Tại Phòng khám Phượng Đỏ, người bệnh sẽ được chuyên gia khám, tìm hiểu bệnh sử và chẩn đoán cận lâm sàng chi tiết. Tùy tình trạng bệnh, sẽ xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Kĩ thuật khám và chẩn đoán bệnh lòi dom

    Để chẩn đoán chính xác về bệnh trĩ, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:

    - Kiểm tra tổng quát vùng hậu môn trực tràng.

    - Làm nội soi hậu môn trực tràng.

    - Tìm kiếm, tầm soát xem trong phân có lẫn máu không.

Áp dụng các biện pháp chữa trị bệnh lòi dom

    Trĩ có thể được chữa trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Căn cứ vào giai đoạn, loại bệnh, hoàn cảnh và nhu cầu bệnh nhân. Các Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định hướng chữa trị phù hợp.

    1. Phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà

    Người bị trĩ nhẹ, có khả năng kiểm soát và khắc phục triệu chứng của bệnh tại nhà.

    - Ăn uống đủ dưỡng chất, uống nhiều nước. Bổ sung rau xanh, trái cây tươi. Ngăn ngừa táo bón và giúp làm mềm phân. Từ đó, giảm áp lực tác động đến các búi trĩ.

    - Ngâm hậu môn với nước ấm hoặc chườm lạnh giúp làm dịu cảm giác sưng đau. Luyện tập thể dục thường xuyên điều độ để tăng cường sức khỏe cho vùng chậu.

    - Mặt khác, bác sĩ cũng kê đơn một số loại thuốc bôi, đặt hậu môn.

Tuy nhiên, việc chữa bệnh trĩ tại nhà không được đánh giá cao. Vì có thể khiến bệnh thêm dai dẳng, dễ tái phát. Nếu điều trị không đúng cách khiến tình trạng bệnh trở nặng sẽ khó điều trị hơn, tốn kém thời gian và tiền bạc.

    2. Cách điều trị bệnh trĩ theo tiêu chuẩn y tế

    Giai đoạn bệnh trĩ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định làm thủ thuật, phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ hoàn toàn.

    +Tiêm xơ các búi trĩ. Bác sĩ tiến hành tiêm thuốc cồn 70 độ vào các búi trĩ. Khiến các búi trĩ teo lại và tự rụng sau đó.

    +Thắt vòng cao su búi trĩ. Các bác sĩ sẽ thắt búi trĩ bằng vòng cao su. Từ đó, hạn chế lượng máu lưu thông đến búi trĩ. Nhờ vậy, búi trĩ sẽ giảm dần về kích thước.

    +Quang đông hồng ngoại. Các bác sĩ sử dụng tia hồng ngoại để thu nhỏ các búi trĩ.

    +Phẫu thuật – cắt bỏ búi trĩ. Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật – cắt bỏ búi trĩ với những bệnh nhân có búi trĩ quá lớn. Hoặc không đáp ứng các biện pháp điều trị khác.

    3. Cách phòng ngừa bệnh trĩ trong đời sống

    - Bổ sung rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Uống nhiều nước, rèn luyện thể chất thường xuyên.

    - Vệ sinh hậu môn – vùng kín đúng cách. Không dùng giấy vệ sinh thô ráp, có chất tạo mùi vì dễ gây kích ứng hậu môn.

Điều trị bệnh lòi dom ở Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ tốt không?

    Hiện nay, có nhiều biện pháp điều trị bệnh trĩ với hiệu quả và chi phí khác nhau. Tại Phượng Đỏ, các cách trị bệnh trĩ, như: Nội khoa, phẫu thuật được phòng khám áp dụng trong điều trị cho người bệnh.

    Khi đến thăm khám trĩ tại Đa khoa Phượng Đỏ, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp tương ứng với các cấp độ bệnh trĩ khác nhau.

    Phí điều trị bệnh trĩ ở Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ?

    - Mức phí cho một ca bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Tình trạng bệnh (mức độ trĩ, loại trĩ), thể trạng người bệnh, dịch vụ đi kèm… Dựa trên nhu cầu của từng người bệnh mà chi phí sẽ khác nhau.

    - Thông thường, tại Phòng khám Đa khoa Phượng Đỏ. Sau thăm khám, đánh giá tình trạng, mức độ trĩ của người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cách điều trị bệnh trĩ và mức chi phí thực tế.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu ra hơn về bệnh lòi dom. Nếu cần Đặt Hẹn hoặc Tư Vấn, vui lòng bấm vào Khung Chat bên dưới. Đội ngũ Chuyên viên Y khoa của Đa khoa Phượng Đỏ sẽ tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

da khoa hong phuc
phong kham da khoa phuong do phong kham da khoa phuong do phong kham da khoa phuong do